Dịch vụ nghiên cứu khoa học

Dịch vụ R&D Khoa Thương

Nếu quý khách không thể tìm thấy một kit chẩn đoán phân tử mong muốn trên thị trường, hoặc nếu quý khách cần được hỗ trợ để thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, xin hãy liên hệ với Khoa Thương.
Với đội ngũ nhân viên R&D nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại, chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của quý khách hàng với chi phí hợp lý, và sẳn sàng giải đáp mọi thắc mắc cũng như hỗ trợ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện đề tài.
Ngoài ra, Khoa Thương còn cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xây dựng phòng xét nghiệm sinh học phân tử, cũng như đào tạo nhân sự và cung cấp các tài liệu có liên quan.

Một số đề tài nghiên cứu của công ty Khoa Thương đã thực hiện:

  • Đề tài cấp Bộ trọng điểm ĐHQG-HCM “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử vào chẩn đoán một số bệnh (sốt xuất huyết Dengue, viêm gan siêu vi B và C, viêm não Nhật Bản, nhiễm Human Papillomavirus (HPV))” (2001-2003).
  • Đề tài cấp Thành phố (Chương trình Vườn ươm – Sở KHCN HCM) “Xây dựng quy trình phát hiện và định type HPV (human papillomavirus)”. Nghiệm thu 6/2003.
  • Đề tài cấp Thành phố (Chương trình Vườn ươm – Sở KHCN HCM) “Viêm màng não mủ: phát hiện nhanh nhóm vi khuẩn gây bệnh trong dịch não tủy bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) và xác định một số chủng kháng kháng sinh”. Nghiệm thu kết quả 9/2004.
  • Đề tài cấp Thành phố (Chương trình Công nghệ sinh học) “Nghiên cứu thiết kế DNA array dùng trong phát hiện các tác nhân gây viêm màng não” (2003-2004).
  • Đề tài cấp Thành phố (Chương trình CNSH – Sở KHCN HCM) “Xây dựng quy trình định lượng virus viêm gan C bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR phục vụ cho nghiên cứu và điều trị bệnh viêm gan siêu vi C” (2004-2005). Nghiệm thu năm 2006.
  • Đề tài cấp Thành phố (Chương trình Y tế – Sở KHCN HCM) “Ứng dụng kỹ thuật real time RT-PCR định lượng virus viêm gan C trong chỉ định và theo dõi điều trị bệnh viêm gan virus C” (2004-2006), do ĐH Y Dược Tp HCM chủ trì, Nghiệm thu 2007.
  • Đề tài cấp Thành phố (Chương trình Y tế – Sở KHCN HCM) “Khảo sát tình hình nhiễm các type HPV (Human Papillomavirus) ở phụ nữ Tp HCM bằng kỹ thuật sinh học phân tử”. (2004-2006) do BV Hùng Vương chủ trì. Nghiệm thu 2006.
  • Đề tài cấp Bộ “Xây dựng quy trình phát hiện CMV (Cytomegalovirus) bằng phương pháp PCR và Real-time PCR nhằm định lượng CMV phục vụ cho nghiên cứu và chẩn đoán” (2005-2006). Nghiệm thu 2006.
  • Đề tài cấp Thành phố (Chương trình Vườn ươm Sở KHCN HCM) “Phát hiện đột biến basal core promoter và gene đột biến kháng lamivudine ở virus viêm gan B bằng kỹ thuật PCR-RFLP (2006-2007). Nghiệm thu 2006.
  • Đề tài NCKH trọng điểm cấp ĐHQG TPHCM “Xây dựng quy trình định lượng virus viêm gan B (HBV) trong máu bệnh nhân bằng kỹ thuật Real-time PCR” (2006-2007).
  • Dự án sản xuất thử cấp Thành phố “Hoàn thiện và phát triển các bộ kit sinh học phân tử chẩn đoán các bệnh do HBV, HCV, HPV” (2006-2008).
  • Đề tài cấp Bộ trọng điểm ĐHQG-HCM “Tạo kháng thể đơn dòng (KTĐD) kháng protein E6 của HPV 18 (Human Papillomavirus)” (2007-2009).
  • Nguyễn Tuấn Anh, Huỳnh Minh Tuấn, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Hồ Huỳnh Thùy Dương. Xây dựng quy trình EvaGreen Real-time PCR phát hiện các gen blaOXA ở Acinetobacter baumannii. Tạp chí Y học Thành Phố. Tập 18, phụ bản số 5, trang 197-201, 2014.
  • Trần Thiện Trung, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thiện Khiêm, Quách Hữu Lộc, Trần Anh Minh, Trần Ái Anh, Nguyễn Thị Minh Tâm, Hồ Huỳnh Thùy Dương. Nghiên cứu bước đầu các đột biến kháng thuốc clarithromycin và levofloxacin của vi khuẩn H. pylori bằng giải trình tự gene. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam. Tập IX, số 37, trang 2367-2375, 2014.
  • Trần Thiện Trung, Nguyễn Tuấn Anh, Quách Hữu Lộc, Trần Thiện Khiêm, Trần Anh Minh, Nguyễn Ngọc Minh, Trần Ái Anh, Nguyễn Thị Minh Tâm, Hồ Huỳnh Thùy Dương. Giá trị chẩn đoán Helicobacter pylori bằng phương pháp multiplex PCR so với CLO-test và huyết thanh. Tạp chí Y học Thành Phố. Tập 17, phụ bản số 4, trang 4-10, 2013.
  • Trần Thiện Trung, Nguyễn Tuấn Anh, Quách Hữu Lộc, Trần Thiện Khiêm, Trần Anh Minh, Trần Ái Anh, Nguyễn Thị Minh Tâm, Hồ Huỳnh Thùy Dương. Kết quả nghiên cứu gene cagA và vacA của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm dạ dày bằng phương pháp multiplex PCR. Tạp chí Y học Thành Phố. Tập 17, phụ bản số 4, trang 11-17, 2013.
  • Đề tài KHCN cấp Nhà nước : “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật di truyền phân tử trong tạo giống thủy sản có giá trị kinh tế cao”. Mã số KC-04-01 (2002-2004) do Viện Nuôi Trồng Thủy sản I chủ trì.
  • Cty TNHH CNSH Khoa Thương thực hiện đề tài nhánh “Phát hiện và nghiên cứu tính đa dạng di truyền của virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) và đầu vàng (YHV) bằng kỹ thuật phân tử”
  • Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu “Thẩm định các kit phát hiện thực phẩm biến đổi gen (GMO) bằng kỹ thuật sinh học phân tử ” với Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 (QUATEST 3). (2013-2014)
  • Cty TNHH CNSH Khoa Thương thực hiện phát triển các dòng kit sau:
  • – AccuPid CaMV 35S Promoter Detection Kit
  • – AccuPid NOS Terminator Detection Kit
  • – AccuPid Maize zSSIIbDetection Kit
  • – AccuPid Soybean Lectin Detection Kit
  • Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 thực hiện thẩm định các dòng kit và cung cấp kết quả dưới dạng văn bản
  • Nguyễn Thị Mỹ Linh, Tạ Đăng Khoa, Hồ Huỳnh Thùy Dương. Phát hiện dấu vết động vật trong thực phẩm chay bằng phương pháp PCR và Real-time PCR. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học. Tập 23, số 5 (đặc biệt), 2018.

Sản phẩm của công ty luôn được các khách hàng đánh giá cao qua quá trình sử dụng. Một số đơn vị còn sử dụng các sản phẩm của công ty trong các đề tài nghiên cứu:

  • “Khảo sát tình hình nhiễm các type HPV (Human Papillomavirus) ở phụ nữ Tp Hồ Chí Minh bằng kỹ thuật sinh học phân tử” (2004 – 2006), đề tài Sở Khoa Học và Công Nghệ Tp HCM do PGS. TS Vũ Thị Nhung chủ trì.
  • “Ứng dụng kỹ thuật Real-time RT-PCR định lượng virus viêm gan C trong chỉ định và theo dõi điều trị bệnh viêm gan siêu vi C ” (2004 – 2006), đề tài Sở Khoa Học và Công Nghệ Tp HCM do GS. BS Phạm Hoàng Phiệt chủ trì.
  • “Nghiên cứu bước đầu các đột biến kháng thuốc Clarithromycin và Levofloxacin của vi khuẩn H.Pylori bằng giải trình tự gen” (2014), đề tài Trung tâm Đào tạo và Chẩn đoán Y – Sinh học phân tử , Cơ sở 2 – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
  • “Phát triển 5 kit chẩn đoán các tác nhân gây Viêm phổi liên quan đến Thở máy dựa trên kỹ thuật realtime PCR” (2019), hợp tác nghiên cứu với Bệnh Viện Thanh Nhàn.
  • Nguyen Tuan Anh, Nguyen Van Vinh Chau, Ho Huynh Thuy Duong. Overexpression of OXA β-lactamases in carbapenem resistant Acinetobacter baumannii strains isolated in Southern Vietnam, 2018.
  • Nguyen Tuan Anh, Tran Vu Thieu Nga, Huynh Minh Tuan, Nguyen Si Tuan, Dao Minh Y, Nguyen Van Vinh Chau, Stephen Baker, Ho Huynh Thuy Duong, Molecular epidemiology and antimicrobial resistance phenotypes of Acinetobacter baumannii isolated from patients in three hospitals in southern Vietnam, tạp chí “Journal of Medical Microbiology”, tập 66, phụ bản số 1,
  • Nguyễn Tuấn Anh, Huỳnh Minh Tuấn, Nguyễn Kim Huyền, Nguyễn Vũ Hoàng Yến, Trịnh Thị Thoa, Huỳnh Kim Ngân, Võ Thị Tuyết Nga, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Hồ Huỳnh Thùy Dương, Xây dựng quy trình Taq-Man real-time PCR phát hiện một số nhóm gene blaOXA ở Acinetobacter baumannii, bản tin Khoa học Trẻ số 2(1), 2016.
  • Nguyễn Tuấn Anh, Đào Minh Ý, Huỳnh Thị Thúy Hạnh, Hồ Huỳnh Thùy Dương, Xây dựng và đánh giá qui trình phát hiện Acinetobacter Baumannii bằng Real-time PCR, tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 19, số 5, 2015.